Cu Vằn là một trong những loài cu khá phổ biến ngoài tự nhiên ở Việt Nam cũng như các khu vực trên thế giới hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm và muốn biết rõ hơn về loài chim Cu Vằn thì hãy cùng HoiChimTroi.Com khám phá chi tiết trong bài viết sau đây nhé. Xin mời!!!
1. Chim Cu Vằn là chim gì?
Chim Cu Vằn hay còn được gọi là Cu gáy vằn, có tên tiếng Anh là Zebra Dove và tên khoa học là Geopelia Striata. Đây là một loài chim có cùng họ hàng với loài chim cu đất, cu cườm, cu ngói ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nguồn gốc chủ đạo của loài Cu Vằn được xác định xuất phát từ bán đảo Malaysia và các quần đảo của Indonesia. Thế nhưng, nhưng hiện nay loài chim này đã được xác định phân bố ở nhiều khu vực ở khác nhau trên thế giới, trong đó có ở Việt Nam.
Ở nước ta, loài chim này phân bố ở hầu hết các khu vực từ Nam ra Bắc, số lượng nhiều nhất vẫn là các tỉnh ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, U Minh…

Để hiểu rõ hơn về loài chim cu này, mời các bạn cùng Hội Chim Trời khám phá về các đặc điểm như: Đặc điểm ngoại hình, tập tính, sinh sản… Cụ thể:
1.1. Ngoại hình của chim Cu Vằn
Chim Cu Vằn là một loài chim có thân hình khá mảnh mai, thon gọn nhưng lại sở hữu cái đuôi dài và khá hẹp. Kích thước khi trưởng thành khoảng 18-22cm, sải cánh từ 25-26cm và nặng khoảng 57-60g. Màu sắc chủ đạo của Cu Vằn chính là màu xám và màu trắng. Thường màu xám phân bố ở phần lưng, trên cánh, đầu. Còn màu trắng phân bố ở dưới đuôi, hậu môn, bụng, hai bên má. Đặc điểm nổi bật ngoại hình chính là những đưỡng vằn chạy ngang trên khắp cơ thể, đây có lẽ là đặc điểm đặc trưng của loài chim này.
Đầu của loài Cu Vằn nhỏ, tròn. Cổ nhỏ, dài. Mỏ nhọn, ngắn và có màu nâu sáng. Mắt to, tròn, màu đỏ và có viền nhỏ màu trắng. Lông bên mắt thường có màu trắng hoặc xanh trắng. Lông đuôi dài, nhọn. Chân to và có màu đen đỏ.

XEM THÊM: chim đầu đỏ
1.2. Cu Vằn sống ở đâu?
Hiện nay, loài Cu Vằn phân bố chủ yếu ở Nam Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Lào, Campuchia, Nam Thái Lan, Việt Nam…
Môi trường sống yêu thích của loài Cu Vằn thường là những vùng đất nông nghiệp, bụi cây rậm cao, vùng đất trống, công viên, khu vườn hoặc là cả trong đô thị, làng mạc. Ngoài tự nhiên, loài chim này thường sống theo bầy đàn từ vài con đến vài chục con.
Ngoài tự nhiên, loài Cu Vằn có thể sống được khoảng 5-10 năm và tối đa có thể từ 14 năm.
1.3. Chim Cu Vằn sinh sản thế nào?
Mùa sinh sản của Cu Vằn bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 6 dương lịch năm sau. Đến mùa sinh sản, chúng sẽ cùng nhau ghép đôi, bởi vì chúng sống theo bầy đàn nên việc ghép đôi khá đơn giản. Sau khi ghép đôi thì chúng sẽ cùng nhau giao phối và làm tổ. Tổ của chúng thường được làm trong các bụi cây, lụm rậm, trên mặt đất hoặc các cành cây thấp. Tổ của chúng khá đơn giản, thường được làm bằng lá cây, rơm rạ, cây khô, cỏ khô.
Mỗi mùa sinh sản, Cu Vằn mái thường đẻ từ 1-3 trứng, trứng sẽ được chim bố mẹ thay phiên nhau ấp trong khoảng 13-18 ngày. Sau khi nở, chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc trong khoảng 14-16 ngày tiếp theo. Sau khoảng thời gian này, chim non đã cứng cáp, mọc đầy đủ lông và sẵn sàng để sống độc lập hoặc hòa nhập vào đàn.

ĐỌC THÊM: chim đỗ quyên
2. Chim Cu Vằn ăn gì?
Ngoài tự nhiên, loài Cu Vằn chúng thường đi ăn một mình hoặc theo cặp hay theo đàn. Thức ăn chủ yếu của Cu Vằn thường là các loại hạt như đậu, thóc, hạt dại, chúng cũng có thể ăn thêm các loại côn trùng nhỏ, động vật không xương sống nhỏ. Tuy nhiên, thức ăn chủ đạo của chúng vẫn là hạt, đặc biệt là thóc.
Khác với loài cu khác, thì Cu Vằn thường tìm kiếm thức ăn trên mặt đất. Với màu sắc chủ đạo là xám của mình, giúp chúng hòa trộn dễ dàng trên mặt đất để có thể dễ dàng kiếm ăn.
3. Cu Vằn có gáy không?
Khác với loài cu khác, thì loài Cu Vằn không sở hữu giọng gáy cuốn hút như loài cu gáy, cu đất hiện nay. Vì vậy, mà hiện nay loài cu này không nhận được sự yêu thích của những người chơi chim hiện nay. Mà thay vào đó, chúng lại được săn bắn để làm thực phẩm.

NÊN ĐỌC: chim cà cưỡng ăn gì
4. Kinh nghiệm nuôi chim Cu Vằn hiệu quả nhất
Chim Cu Vằn là một loài chim với bộ lông đẹp, tuy nhiên để nuôi chim Cu Vằn hiệu quả cần phải có kiến thức và kinh nghiệm cụ thể. Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi chim hiệu quả nhất:
+ Chọn mua chim chất lượng: Khi chọn mua chim, bạn nên chọn những con chim khỏe mạnh, có bộ lông đẹp và không có dấu hiệu bệnh tật. Điều này sẽ giúp cho quá trình nuôi chim diễn ra suôn sẻ hơn.
+ Chuẩn bị lồng nuôi: Loài chim này cần một môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng và an toàn. Bạn cần chuẩn bị một lồng nuôi rộng rãi, có đủ ánh sáng và không gian để chim có thể bay nhảy tự do.
+ Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình nuôi, chim cần được cung cấp chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối. Bạn nên cho chúng ăn hạt, cám, thóc và thêm các loại thức ăn bổ sung như cỏ khô, sâu bọ để bổ sung chất dinh dưỡng.
+ Tạo điều kiện sinh sản: Nếu bạn muốn nuôi chim để sinh sản, bạn cần tạo điều kiện cho chúng. Hãy chọn một cặp chim khỏe mạnh, tạo môi trường yên tĩnh và cung cấp đủ thức ăn cho chim trong giai đoạn sinh sản.
+ Chăm sóc sức khỏe: Để nuôi chim hiệu quả, bạn cần chăm sóc sức khỏe cho chúng định kỳ. Kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại đều đặn để đảm bảo chim luôn khỏe mạnh.
+ Tạo môi trường sống tự nhiên: Chim thích sống trong môi trường tự nhiên, nên bạn cần tạo cho chúng một môi trường sống giống như tự nhiên nhất có thể. Cung cấp cây cỏ, nước và các vật dụng để chúng có thể tạo tổ và sinh hoạt tự nhiên.

Những kinh nghiệm nuôi chim Cu Vằn trên đây sẽ giúp bạn nuôi chim hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất. Hãy dành thời gian và tâm huyết để chăm sóc chim Cu Vằn của mình để chúng phát triển khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
5. Lời kết
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về loài chim Cu Vằn mà Hội Chim Trời đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho các bạn những kiến thức hữu ích nhất về loài cu này. Nếu bạn còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết này, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn!!!