Thứ Ba, Tháng 7 1, 2025

Chim Khướu má đỏ: Ngoại hình, tập tính, thức ăn và cách nuôi

Khướu luôn được xem là một trong những loài chim cảnh vừa có ngoại hình nổi bật lại sở hữu giọng hót cuốn hút, vì vậy mà nhiều người yêu thích và nuôi làm cảnh. Và trong bài viết này, HoiChimTroi.Com sẽ giới thiệu đến các bạn loài chim Khướu má đỏ, giúp bạn đọc hiểu rõ về đặc điểm, tập tính, khả năng sinh sản, thức ăn và kinh nghiệm nuôi hiệu quả nhé. Cùng tìm hiểu nào!!!

1. Vài nét về Khướu má đỏ

Khướu má đỏ hay còn được gọi là Khướu đầu đen, có tên khoa học là Liocichla ripponi, một trong những loài chim thuộc họ Khướu (Timaliidae). Loài chim này sở hữu vẻ đẹp hoang dã, nổi bật và cuốn hút thêm vào đó là tính cách năng động, tò mò khiến chúng nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi chim.

Thông tin chi tiết về Khướu má đỏ:

+ Giới: Animalia

+ Ngành: Chordata

+ Lớp: Aves

+ Bộ: Passeriformes

+ Họ: Timaliidae

+ Chi: Liocichla

+ Loài: L. ripponi

Chim Khướu má đỏ: Ngoại hình, tập tính, thức ăn và cách nuôi

XEM THÊM: kim oanh mỏ đỏ

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về loài chim Khướu này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những đặc điểm của chúng như: Ngoại hình, tập tính, sinh sản, môi trường sống… Cụ thể:

1.1. Ngoại hình, màu sắc

Khướu má đỏ là một loài chim khá nhỏ, khi trưởng thành chúng có kích thước dao động từ 23-25cm (tính cả chiều dài đuôi). Chúng sở hữu màu sắc nổi bật, sắc sỡ và có phần hoang dã với nhiều màu trên cơ thể:

+ Đầu và cổ có màu đen truyền cuốn hút.

+ Hai bên má có màu đỏ rực rỡ, đây cũng được xem là một trong những đặc điểm nhận biết đặc trưng của loài chim này.

+ Lưng thường có màu xám và những vệt đen đốm đặc biệt.

+ Cánh có màu nâu sẫm và kết hợp với các vệt lồng màu vàng nhạt.

+ Bụng và hậu môn thường có màu trắng ngà.

+ Mỏ nhọn và có màu đen.

+ Hai mắt nhỏ, tròn và có màu đen.

+ Chân chắc, khỏe và thường có màu nâu xám.

1.2. Tập tính, sinh sản

Khướu má đỏ sở hữu một giọng hót hay, líu lo và du dương. Vì vậy mà ngoài tự nhiên loài chim này hót khá nhiều, đặc biệt là vào mùa sinh sản chúng hót nhiều hơn bình thường. Ngoài tự nhiên, loài Khướu này thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày, chúng thường tìm kiếm thức ăn theo bầy nhỏ từ 5-10 con.

Thêm nữa, loài chim này cũng có tập tính lãnh thổ rất cao, chúng thường sống theo một khu vực nhất định, vì vậy mà chúng sẵn sàng tấn công nếu phát hiện sự xâm nhập vào địa bàn của mình.

Mùa sinh sản của loài Khướu má đỏ thường diễn ra vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, khi nhiệt độ ấm áp và giàu thức ăn. Việc ghép đôi của loài chim này khá đơn giản và tổ thường được làm trên những cành cây cao. Mỗi mùa sinh sản, chim mái đẻ từ 3-5 trứng, trứng được ấp trong khoảng 15-17 ngày là nở. Sau đó chim non được chim bố mẹ cùng nhau chăm sóc khoảng 16-17 ngày là sẵn sàng rời tổ.

NÊN ĐỌC: khướu bạc má

1.3. Khướu má đỏ sống ở đâu?

Môi trường sống yêu thích của loài Khướu má đỏ thường là những khu vực rừng núi, đồi cây bụi và khu vườn ăn trái. Chúng phân bố ở các nước như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc… Chúng yêu thích môi trường sống có nhiều cây cối, bụi rậm để thích hợp cho việc làm tổ, lẩn trốn kẻ thù và sinh sản.

2. Chim Khướu má đỏ ăn gì?

Khướu má đỏ là một loài chim ăn tạp, chúng ăn khá nhiều thức ăn khác nhau bao gồm: Hạt, ngũ cốc, côn trùng (cào cào, châu châu, kiến, mối, nhện, bướm, nhộng…) trái cây chín, chồi non…

Còn trong môi trường nuôi dưỡng thì thường chúng được cho ăn các loại cám tổng hợp dành cho chim cảnh, bổ sung thêm các loại côn trùng tươi và trái cây chín nhằm cung cầy đầy đủ khoáng chất cho chim phát triển ổn định.

Chim Khướu má đỏ: Ngoại hình, tập tính, thức ăn và cách nuôi

3. Phân biệt chim Khướu má đỏ trống mái ra sao?

Phân biệt chim Khướu má đỏ trống và mái không quá dễ với người mới chơi chim, vì ngoại hình của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, với người có kinh nghiệm thì có thể nhận ra một số đặc điểm sau để phân biệt:

+ Chim trống có đầu to và rộng hơn, còn chim mái nhỏ và gọn hơn

+ Họng, má đỏ Mảng đỏ đậm, rõ, sắc nét ở chim trống và mảng đỏ nhạt, nhỏ hơn, không sắc ở chim mái

+ Chim trống có mỏ to, hơi cong còn ở chim mái mỏ Nhỏ và thẳng hơn

+ Chim trống có đuôi dài, đuôi vót nhọn hơn

Còn có thể dựa vào giọng hót, đặc điểm này cần có kinh nghiệm mới có thể phân biệt chính xác được:

Chim trống:

+ Giọng hót vang, to, nhiều âm điệu.

+ Có thể hót đấu và bắt chước tiếng chim khác.

+ Thường hót nhiều hơn, nhất là vào sáng sớm và chiều.

Chim mái:

+ Giọng nhỏ, đơn điệu.

+ Ít hót, thường chỉ kêu cục cục hoặc chíp chíp.

+ Gần như không hót khi ở một mình.

NÊN ĐỌC: hút mật 5 màu

4. Khướu má đỏ giá bao nhiêu tiền?

​Giá của chim Khướu má đỏ trên thị trường hiện nay có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, mức độ thuần dưỡng và khả năng hót của chim. Giá của một số loài Khướu má đỏ thường dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng/con, tùy vào đặc điểm cụ thể của chim. ​

Khi có nhu cầu bạn nên đến trực tiếp cửa hàng chim cảnh uy tín để vừa chọn chim vừa có thể xem chính xác nhất. Có thể tham gia các hội nhóm chim cảnh trên mxh để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nuôi chim cũng như tìm mua chim nhé.

Chim Khướu má đỏ: Ngoại hình, tập tính, thức ăn và cách nuôi

5. Cách nuôi chim Khướu má đỏ hiệu quả

Nuôi chim Khướu má đỏ hiệu quả đòi hỏi sự kiên trì, quan sát và chăm sóc đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu dành cho cả người mới bắt đầu:

5.1. Lồng nuôi

+ Lồng chim: Dài khoảng 60–70cm, cao 70–80cm, nan sắt chắc chắn.

+ Cầu đậu: 2 – 3 cầu ngang cách đều, đủ để chim bay nhảy và rèn chân.

+ Khay phân: Nên có khay lót giấy hoặc cát sạch, thay định kỳ 2–3 ngày/lần.

+ Vị trí treo lồng: Treo nơi yên tĩnh, thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên, tránh nắng gắt và gió lùa trực tiếp.

5.2. Chế độ ăn uống

Cám khướu: Mua sẵn ở tiệm hoặc tự trộn (cám Ba Vì, Hiển Bảo Khánh…).

Cám tự làm (nếu có thời gian): trộn đậu xanh, bắp, thịt bò khô, trứng gà, vitamin tổng hợp → xay nhuyễn, phơi khô.

Thức ăn bổ sung:

+ Côn trùng: Dế, sâu superworm, cào cào – cho ăn 3–5 con/ngày.

+ Trái cây: Chuối, cam, đu đủ – giúp tăng sức đề kháng.

+ Nước sạch: Thay nước mỗi ngày, tránh để nước bẩn.

5.3. Vệ sinh, chăm sóc

Dọn phân, thay giấy cát: 2–3 ngày/lần.

Tắm nắng: Treo chim ngoài nắng nhẹ (7h–9h sáng) mỗi ngày để giúp chim khỏe mạnh.

Tắm nước: Cho chim tắm 2–3 lần/tuần. Có thể để khay tắm trong lồng hoặc lồng tắm riêng.

Chim Khướu má đỏ: Ngoại hình, tập tính, thức ăn và cách nuôi

5.4. Tập hót và dợt giọng

Chim non hoặc mới mua: Nên nghe tiếng chim hót qua file ghi âm hoặc chim thầy.

Dợt chim: Mang đi dợt ở công viên, chỗ nhiều chim để rèn bản lĩnh, khoảng 2–3 lần/tuần.

Không nên ép chim hót quá sớm: Cho thời gian làm quen và ổn định tâm lý.

Lưu ý

+ Kiên nhẫn: Khướu má đỏ khá nhát khi mới nuôi, cần thời gian làm quen người và môi trường.

+ Che áo lồng: Khi mới nuôi hoặc chim nhát, nên che 3 mặt lồng để chim cảm thấy an toàn.

+ Quan sát phân chim: Phân bình thường sẽ khô, không tanh. Nếu phân loãng, chim bỏ ăn → có thể bị bệnh, cần xử lý ngay.

6. Tạm kết

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của Hội Chim Trời đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất liên quan tới loài chim Khướu má đỏ nhé. Nếu bạn đang tìm kiếm một loài chim cảnh đẹp, độc đáo và hót hay thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết này, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn!!!

Hội Chim Trời
Hội Chim Trờihttps://hoichimtroi.com
Nếu bạn là một người yêu thích chim trời, chim cảnh thì những chia sẻ của Hội Chim Trời sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và chính xác nhất về: Loài, giống, nguồn gốc, nơi ở, sinh sản, cách nuôi, thuần... chuẩn nhất nhé.

ĐỌC THÊM

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI