Bắt cô trói cột có lẽ là một loài chim đặc biệt ở nước ta hiện nay, chúng đặc biệt cả về ngoại hình lẫn cái tên của chúng. Và trong bài viết sau đây, HoiChimTroi.com sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể nhất về loài chim Bắt cô trói cột từ ngoại hình, tập tính, môi trường sống và nguồn gốc cái tên của chúng nhé. Mời các bạn cùng khám phá.
1. Chim Bắt cô trói cột là chim gì?
Chim Bắt cô trói cột có tên khoa học là Cuculus Micropterus, là một loài chim thuộc họ Cu cu. Ngoài ra, loài chim này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Năm trâu sáu cột, Chim cu Ấn Độ, Khó khăn khắc phục, Hà Giang nước độc, Bắc quang Bắc mục, Bốn cô chín cục, Năm trâu sáu cọc, Chín cô bốn chục, Trói cô vào cột, Vua quan trói cột, Đuổi Tây đánh Nhật… Tại mỗi vùng miền, dựa vào phát âm tiếng kêu của chúng mà mỗi nơi lại đặc cho chúng mỗi cái tên độc lạ khác nhau.

Để giúp các bạn hiểu và biết rõ được loài chim với cái tên đặc biệt này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm liên quan tới chúng như: Ngoại hình, tập tính, sinh sản và môi trường sống như thế nào nhé. Cụ thể:
1.1. Đặc điểm ngoại hình
Chim Bắt cô trói cột là một loài chim có kích thước trung bình, khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thước từ 40 – 50cm và nặng từ 200 – 300g. Cả con trống và con mái khi trưởng thành đều có ngoại hình tương đồng nhau, không có một đặc điểm phân biệt nổi bật nào.
Khi trưởng thành, loài chim này đa đa số có màu trầm tối, toàn thân trên của chúng có có màu nâu nhạt, phần bụng, cổ, hậu môn sẽ có màu trắng nhạt đôi khi có pha thêm những sọc ngang màu nâu. Tổng thể bề ngoài của loài này là trên nâu dưới trắng hoặc là nâu trên dưới trắng và pha trộn thêm những sọc ngang màu nâu. Nhìn chúng giống như là loài ngựa văn của thế giới loài chim.
Chúng sở hữu một thân hình khá to, tròn, tuy nhiên cái đầu nhỏ. Mắt to, tròn và có màu nâu đất, xung quanh viền mắt có màu vàng. Mỏ ngắn, nhọn và có màu nâu đen ở đầu mỏ và màu vàng nhạt ở chân mỏ. Chân của chúng nhìn khá ngắn, do lông bụng phủ xuống và thường có màu vàng nhạt.
Ngoài ra, lông đuôi của loài chim Bắt cô trói cột khá dài, nhiều lông và thường có những đốm trắng pha trộn với màu nâu trông khá nhâu bật khi chúng bay hoặc xoe lông đuôi ra.

XEM THÊM: chim chao chảo
1.2. Tập tính, hành vi
Ngoài tự nhiên, loài chim Bắt cô trói cột được đánh giá là khá dạn người. Chúng thường tìm tới những cây cao hay bụi rậm quanh làng, nhà dân đậu và kêu vang. Loài này thường chỉ sống cô độc một mình trong thời gian dài, chỉ khi đến mùa sinh sản thì chúng mới tìm kiếm bạn tình và đẻ trứng. Ban ngày chúng thường kêu rất nhiều, tiếng kêu của chúng mỗi nơi người dân sẽ nghe ra một nghĩa khác nhau, từ đó đặt cho chúng nhiều cái tên khác nhau như chúng ta đã tìm hiểu ở trên.
Loài này là một loài chim không có tập tính di cư, chúng sống cố định tại một khu vực nhất định. Đặc biệt chúng cũng có tập tính bảo vệ lãnh thổ khá cao. Vì vậy, khi phát hiện sự xâm nhập của một cá thể khác, chúng sẵn sàng tấn công để bảo vệ lãnh thổ của mình.
1.3. Chim Bắt cô trói cột sống ở đâu?
Môi trường sống ưa thích của loài chim Bắt cô trói cột là tại những cánh rừng rậm, nhiều cây cối hoặc cũng có thể là những bụi rậm thấp, chúng có thể sống ở độ cao hơn 3600m. Trên thế giới, loài chim này được tìm thấy tại nhiều quốc gia khác nhau, từ tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á… có thể nói là chúng phân bố ở khắp châu Á.
Ở Việt Nam, loài chim này phân bố tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là những khu vực đồi núi, nhiều cây cối như Tây Bắc, Trường Sơn, rừng miền Tây…

1.4. Chim Bắt cô trói cột sinh sản thế nào?
Tập tính sinh sản của loài chim Bắt cô trói cột được đánh giá là rất độc ác, giống như loài chim Tú Hú hiện nay. Khi đến mùa sinh sản, con trống sẽ kêu nhiều hơn nhằm thu hút con mái, sau khi kết đôi và giao phối thì con trống sẽ bay đi nơi khác. Còn con mái sẽ tìm một tổ chim của loài chim khác, ăn đi một trứng và đẻ trứng của mình vào tổ. Chim non vẫn sẽ lớn lên bình thường mà không cần sự chăm sóc của chim bố mẹ và chim bố mẹ cũng không quan tâm cho lắm.
Trứng của loài Bắt cô trói cột thường mất khoảng 10-12 ngày để nở, còn trứng của loài chim bị đẻ trứng vào thường mất 13-15 ngày để nở. Do đó, sau khi nở ra trước, chim con Bắt cô trói cột đã tìm cách đẩy trứng còn lại ra ngoài để độc chiếm thức ăn của chim bố mẹ.
NÊN ĐỌC: chim chi chi
2. Chim Bắt cô trói cột ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của chim Bắt cô trói cột là các loại côn trùng như sâu, bướm, cào cào, châu chấu, nhện, kiến, trứng kiến, trứng chim… chúng còn ăn thêm các loại trái cây chín, mọng nước. Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên những cành cây của khu rừng, ngoài ra chúng cũng có thể chui vào những bụi rậm thấp để bắt được những con côn trùng sống ở tầng thấp hơn.

3. Chim Bắt cô trói cột có nuôi được không?
Với thắc mắc chim Bắt cô trói cột thì khó có thể trả lời, bởi hiện nay khá ít hoặc hiếm thấy người nuôi loài chim này. Bởi chúng cũng không có một đặc điểm nào nổi bật từ ngoại hình đến giọng hót để người yêu chim cảm thấy bị cuốn hút cả. Do đó, loài chim này có thể nuôi được, nhưng ít hoặc hầu như không thấy ai nuôi.
Vì vậy, nếu khu vực của bạn có nhiều loài chim này và muốn nuôi thử nghiệm thì có thể áp dụng những phương pháp nuôi của loài chim chào mào, vẹt hay chim chao chảo xem hiệu quả như thế nào nhé.

ĐỌC THÊM: chim hoét lửa
4. Tìm hiểu sự tích của loài chim Bắt cô trói cột
Có khá nhiều sự tích liên quan tới loài chim Bắt cô trói cột, mỗi khu vực, môi vùng miền lại truyền miệng nhau một sự thích khác nhau. Tuy nhiên vẫn là sự tích mà chúng tôi sắp kể dưới đây là phổ biến và được nhiều người biết đến nhất.
“Xưa kia, trong một ngôi làng nọ có một anh nông dân nghèo làm thuê cho một phú ông giàu có nhất làng, sở hữu nhiều ruộng đất và trâu bò. Phú ông thấy anh nông dân làm được việc nên giao cho anh thêm trâu rẽ để nuôi. Với sự chăm chỉ của mình, anh đã tăng số lượng trâu rẽ lên năm con.
Tuy nhiên, một ngày nọ phú ông đột ngột qua đời và để lại toàn bộ tài sản cho con gái. Thế nhưng vì qua đời đột ngột nên có nhiều thứ, tài sản ông chưa kịp ghi chép vào sổ sách, trong đó có cả đàn trâu của anh nông dân.
Con gái của ông có tính giống cha, nên không để bất kỳ tài sản nào của mình rơi vào tay người khác. Vì vậy, sau khi lo xong tang lễ cho cha, cô bắt đầu kiểm tra tài sản và tìm cách để thu hồi lại. Dù cô biết là anh ông dân có nhận trâu rẽ của nhà mình, nhưng không biết số lượng bao nhiêu con.
Vì vậy, một ngày cô tới nhà anh nông dân, nhưng anh không có nhà. Lúc này cô nhìn thấy có sáu cọc trâu, vì thế mà cô nghĩ là đàn trâu phải có sáu con. Tuy nhiên, khi anh nông dân về nhà, cô đếm chỉ có năm con, cô không tin và lẩm bẩm “Năm trâu Sáu cọc”.
Vì quá tức giận, nên anh nông dân đã nói “Phải bắt trói cô vào cọc mới đủ Sáu cột”. Cô gái cũng không vừa, dựng lên xỉa xói, chửi bới lại anh nông dân. Anh buồn bã vì bị nghi ngờ nên bỏ vào rừng, cô gái cũng theo sau. Cả hai tiếp tục tranh cãi và đi sâu vào rừng rồi biến thành chim, sống chung trong khu rừng. Tuy biến thành chim, nhưng câu đối đáp “Năm trâu Sáu cột” và “Bắt cô trói cột” vang vọng mãi trong khu rừng.“
5. Lời kết
Hy vọng, với những chia sẻ của Hội Chim Trời trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về loài chim Bắt cô trói cột đặc biệt này nhé. Chúng tôi tin chắc, khi đọc qua bài viết này, đã giúp bạn dễ dàng nhận biết được loài chim này ngoài tự nhiên trong lần đầu bắt gặp chúng. Nếu còn thắc mắc hay cần được tư vấn thêm về chim cảnh, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.