Chim Ruồi là một trong những loài chim sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật từ ngoại hình, khả năng bay cũng như kích thước chiếc nhỏ của mình. Hiện nay loài chim này nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi chim. Và nếu bạn yêu thích loài chim này, hãy cùng HoiChimTroi.Com khám phá xem chim Ruồi ăn gì, sống ở đâu, nuôi như thế nào nhé. Xin mời!!!
1. Giới thiệu về chim Ruồi
Chim Ruồi (Hummingbird) là một trong những loài chim thuộc họ chim Ruồi (Trochilidae) hay còn được gọi là họ chim Ong. Đây được đánh giá là một trong những loài chim có kích thước nhỏ nhất trong các loài chim hiện nay. Chúng có một đặc điểm vô cùng nổi bật và duy nhất trong lời chim đó là khả năng bay lùi, do cấu tạo cánh của chúng có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai. Một đặc điểm nổi bật khác của loài chim này đó chính là khả năng bay đứng yên một chỗ và giữ cho đầu của mình cố định.
Thông tin về loài chim Ruồi:
+ Vực: Eukaryota
+ Giới: Animalia
+ Ngành: Chordata
+ Lớp: Aves
+ Nhánh: Strisores
+ Bộ: Apodiformes
+ Họ: Trochilidae
XEM THÊM: chim cút ngực lam

Cùng Hội Chim Trời khám phá loài chim Ruồi này theo những đặc điểm như: Ngoại hình, tập tính, sinh sản… Cụ thể:
1.1. Ngoại hình, màu sắc
Phần đa các loài chim Ruồi hiện nay đều có kích thước rất nhỏ, loài nhỏ nhất có kích thước từ 6-8cm cả đuôi, còn loài lớn nhất có kích thước khoảng 18-20cm (nhưng khá hiếm) và khối lượng dao động từ khoảng 2-20g. Là một loài chim có số lượng loài khá lớn, có thể lên tới hơn 400 loài trên toàn thế giới. Vì vậy mà ngoại hình khá tương đồng nhưng màu sắc thì rất đa dạng. Màu sắc của loài chim Ruồi này rất nổi bật và sặc sỡ.
Tùy thuộc vào loài mà màu sắc có thể là sự kết hợp của nhiều màu khác nhau từ: Vàng, đỏ, xanh, tím, đen, trắng, nâu, óng… Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất trên cơ thể của loài chim này chính là cái mỏ nhỏ, nhọn vài rất dài. Có loài mỏ của chúng có thể dài bằng chiều dài cơ thể, giúp quá trình tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn.
Cấu tạo cánh của chúng rất đặc biệt, giúp chúng có thể đạt được tốc độ tối đa lên tới 50 km/h và có thể bẻ lái đổi hướng trong tích tắc. Một điều đặc biệt nữa, là chúng có thể bay giữ nguyên một vị trí trong không trung với khả năng đập cánh lên tới 70 lần/giây (trung bình từ 30-40 lần/giây). Điều này tạo nên tiếng vo ve đặc trưng tạo nên cái tên chim Ruồi hay chim Ong của chúng.

1.2. Tập tính, hành vi
Ngoài tự nhiên, loài chim Ruồi thường sống đơn lẻ hoặc theo đàn với số lượng vài con. Chúng vô cùng năng động, bay liên tục trong không trung để tìm kiếm thức ăn cũng như thu hút bạn tình. Chúng có thể bay lộn người, bay đứng yên hoặc bay lùi để thu hút con mái. Có điều đặc biệt, là khi chúng bị thiếu thức ăn, thì tần suất hoạt động sẽ ít đi, nhằm tiết kiệm năng lượng tối đa.
Chim Ruồi rất hung hăng trong việc bảo vệ lãnh thổ kiếm ăn của mình. Chúng thường đuổi các loài chim khác ra khỏi khu vực có nhiều hoa. Con trống thường chọn một khu vực có nhiều hoa và bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập.
Một số loài chim ruồi có hành vi di cư theo mùa, có thể bay hàng ngàn km từ Bắc Mỹ xuống Trung Mỹ và Nam Mỹ để tránh mùa đông.
1.3. Khả năng sinh sản
Tập tính sinh sản của loài chim Ruồi này cũng khá khác lạ, sau khi giao phối thì con mái sẽ đảm nhiệm toàn bộ mọi thứ, từ làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con. Mùa sinh sản của chúng thường bắt đầu vào mùa hè, khi mà nhiệt độ ấm áp cũng như hoa nở rộ hơn, giúp chim non phát triển nhanh chóng.
Khi bước vào mùa sinh sản, chim trống sẽ bay nhảy, bay lên không trung lồi lao vút xuống nhằm thu hút con mái. Sau khi ghép đôi, con trống sẽ rời đi và con mái sẽ xây tổ. Tổ của chúng thường làm trên cành cây nhỏ, hốc cây hoặc treo lơ lửng ngoài cành cây. Mỗi lần sinh sản, con mái chỉ đẻ 2 trứng và trứng được ấp trong khoảng 17-19 ngày. Sau khi nở, chim non được chim mái chăm sóc trong khoảng 15-20 ngày, lúc này chim non đã cứng cáp và sẵn sàng sống độc lập.
NÊN ĐỌC: chim hoành hoạch
2. Chim Ruồi ăn gì?
Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chim Ruồi là mật hoa, nhưng chúng cũng bổ sung thêm nhiều loại thức ăn tươi như côn trùng nhỏ (cào cào, châu chấu, nhện, bướm, mối, nhộng…) và một vài loài trái cây chín mọng. Loài chim Ruồi thường lựa chọn nơi có nhiều loài hoa nở để làm nơi sinh sống và coi đây là lãnh thổ của mình, chúng cũng ra sức bảo vệ nơi sinh sống. Sau một thời gian chúng sẽ cảm thấy chán mật của loài hoa này, chúng sẽ bỏ đi và tìm kiếm một khu vực có loài hoa mới lạ khác.
Còn trong nuôi dưỡng thì việc cung cấp thức ăn như cám tổng hợp, chuyên dụng được nhiều người ưu tiên sử dụng khi nuôi chim Ruồi. Ngoài ra họ còn bổ sung thêm mật ong pha loãng, trái cây và côn trùng.

3. Chim Ruồi sống ở đâu?
Chim Ruồi có phạm vi phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Mỹ, từ Bắc Mỹ, Trung Mỹ đến Nam Mỹ. Chúng thích nghi với nhiều loại môi trường sống khác nhau, từ rừng nhiệt đới đến vùng sa mạc và cả các khu đô thị. Môi trường sống yêu thích có thể là:
+ Rừng mưa nhiệt đới: Chim ruồi thường xuất hiện nhiều trong các khu rừng rậm rạp có nhiều cây hoa chứa mật.
+ Khu vực núi cao: Một số loài chim ruồi có thể sống ở độ cao trên 4.000m, như loài chim ruồi Andes (Andean Hillstar).
+ Vùng đồng cỏ và sa mạc: Một số loài đã thích nghi với khí hậu khô cằn bằng cách hút mật từ cây xương rồng.
+ Khu vực thành phố và ngoại ô: Chúng có thể sinh sống trong vườn nhà, công viên nếu có nguồn thức ăn dồi dào từ hoa hoặc các bình nước đường nhân tạo.

XEM THÊM: chim hồng tước
4. Phân biệt chim Ruồi trống mái chính xác
Việc phân biệt trống mái, giới tính của loài chim Ruồi khá đơn giản, chỉ cần dựa vào màu sắc và kích thước bằng mắt thường là có thể phân biệt chính xác. Cụ thể:
Dựa vào màu sắc bộ lông
+ Chim trống: Thường có màu sắc rực rỡ, óng ánh và nổi bật hơn chim mái. Một số loài có cổ họng hoặc ngực màu đỏ, cam, xanh dương hoặc tím lấp lánh.
+ Chim mái: Có màu sắc nhạt hơn, chủ yếu là tông màu nâu, xám hoặc xanh lá cây nhằm giúp chúng ngụy trang tốt hơn khi làm tổ.
Dựa vào kích thước cơ thể
+ Chim mái: Thường lớn hơn một chút so với chim trống, đặc biệt là phần bụng. Điều này giúp chúng có lợi thế trong việc ấp trứng và nuôi con.
+ Chim trống: Nhỏ hơn, nhẹ hơn để có lợi thế khi thực hiện các màn bay lượn phức tạp nhằm thu hút chim mái.
Dựa vào hành vi trong mùa sinh sản
+ Chim trống: Thường thực hiện các màn bay cầu kỳ như bay theo hình chữ U, nhào lộn hoặc tạo âm thanh để thu hút bạn tình. Hung dữ hơn khi bảo vệ lãnh thổ kiếm ăn của mình.
+ Chim mái: Ít tham gia vào các màn bay tán tỉnh. Khi đến mùa sinh sản, chúng tập trung vào việc xây tổ và chăm sóc con non mà không cần sự giúp đỡ từ chim trống.

NÊN XEM THÊM: chim hồng hạnh
5. Nuôi chim Ruồi được không? Nuôi như thế nào?
Chim Ruồi được đánh giá là một trong những chim hoang dã không thích hợp để nuôi nhốt trong lồng như các loài chim cảnh khác. Ở nhiều quốc gia, việc bắt và nuôi nhốt chim ruồi là vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã. Tuy nhiên, bạn có thể thu hút và chăm sóc chim Ruồi trong môi trường tự nhiên bằng cách tạo một không gian phù hợp với nhu cầu của chúng.
Nếu khu vực bạn sinh sống có nhiều chim Ruồi và bạn muốn chúng ghé thăm ngồi nhà, khu vườn của mình thường xuyên, thì hãy tạo một môi trường lý tưởng với nguồn thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn.
5.1. Trồng các loại hoa có nhiều mật
Chim Ruồi chủ yếu ăn mật hoa, vì vậy bạn nên trồng những loại hoa có màu sắc sặc sỡ (đỏ, cam, hồng) và có hình dạng ống để phù hợp với mỏ dài của chúng. Một số loài hoa yêu thích của chim ruồi gồm:
+ Hoa dâm bụt
+ Hoa đỗ quyên
+ Hoa chuông đỏ
+ Hoa tử đằng
+ Hoa Salvia
+ Hoa lan hoàng yến
5.2. Để nước đường cho chim ruồi
Nếu không có đủ hoa, bạn có thể đặt các bình nước đường chuyên dụng để cung cấp năng lượng cho chim Ruồi.
Cách pha nước đường:
+ Tỷ lệ: 1 phần đường trắng với 4 phần nước (Ví dụ: 1 chén đường + 4 chén nước).
+ Đun sôi nước để diệt khuẩn, sau đó hòa tan đường rồi để nguội trước khi đổ vào bình.
+ Không dùng mật ong, đường nâu hoặc phẩm màu, vì chúng có thể gây hại cho chim ruồi.
+ Thay nước mỗi 2–3 ngày để tránh lên men và phát triển vi khuẩn.

5.3. Tạo môi trường an toàn
Chim Ruồi thích những nơi có nhiều cây cối để làm tổ và tránh kẻ săn mồi. Hãy trồng thêm bụi cây hoặc cây có tán thấp để làm nơi trú ẩn. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu, vì chúng có thể giết chết các loài côn trùng nhỏ – một nguồn protein quan trọng của chim ruồi.
5. 4. Cung cấp nước cho chim ruồi
Chim Ruồi không tắm trong nước sâu mà thích nước phun sương hoặc đọng trên lá. Bạn có thể đặt một đài phun nước nhỏ hoặc hệ thống phun sương nhẹ để thu hút chúng.
Bạn không thể nuôi chim Ruồi như chim cảnh, nhưng bạn hoàn toàn có thể thu hút và tạo điều kiện cho chúng sinh sống trong khu vườn của mình bằng cách cung cấp nguồn thức ăn, nước và nơi trú ẩn thích hợp. Nếu làm đúng cách, chim ruồi sẽ thường xuyên ghé thăm và thậm chí làm tổ gần nhà bạn. Hy vọng, qua bài viết này của Hội Chim Trời đã giúp bạn biết rõ chim Ruồi ăn gì, sống ở đâu và làm cách nào để thu hút chúng tới vườn của mình nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!!!