Sáo luôn được xem là một trong những loài chim cảnh luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu thích của nhiều người, đặc biệt là những người chơi chim cảnh. Bởi hầu hết loài sáo đều sở hữu ngoại hình nổi và giọng hót cuốn hút, du dương. Trong đó phải kể tới loài Sáo đá xanh. Và trong bài viết này, HoiChimTroi.Com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài Sáo đá xanh chi tiết nhất nhé. Xin mời!!!
1. Vài nét về loài Sáo đá xanh
Sáo đá xanh có tên khoa học là Sturnus vulgaris, chúng là một loài chim thuộc họ Sáo (Sturnidae). Nguồn gốc của loài chim này thuộc vùng ôn đới châu Âu và Tây Á. Hiện nay chúng có khoảng 12 phân loài đang tồn tại và phát triển trên nhiều khu vực của thế giới. Tuy nhiên, hiện nay loài chim này đã được phát hiện du nhập vào nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới như: Úc, New Zealand, Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Brazil, Chile, Uruguay, Nam Phi, Fiji, Argentina… cũng như các nước thuộc Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan… Trung Quốc, Ấn Động, Srilanka…
Ở Việt Nam, Loài sáo này được phát hiện ở nhiều khu vực ở các tỉnh thành như Hải Dương, Hưng Yên… Tuy nhiên hiện nay số lượng của chúng khá hiếm, bởi có nhiều nguyên do khác nhau.

Để hiểu rõ hơn về loài sáo này, mời các bạn cùng Hội Chim Trời khám phá chi tiết thông qua nhưng đặc điểm của loài chim này như đặc điểm, tập tính, sinh sản… Cụ thể:
1.1. Ngoại hình của Sáo đá xanh
Sáo đá xanh sở hữu ngoại hình khá nổi bật về kích thước so với các loài sáo khác hiện nay. Khi trưởng thành chúng có kích thước từ 19-23cm, lông đuôi dài 5-7cm, mỏ dài 2-3cm, chân dài từ 4-5cm, sải cánh 31-34cm và nặng từ 60-120g. Thường thì con trống sẽ có ngoại hình nhỉnh hơn so với con mái, còn về màu sắc thì khá tương đồng nhau.
Loài Sáo đá xanh có màu sắc khá nổi bật, đặc biệt là những đốm trắng trên nền xanh toàn thân của chúng. Đống màu trắng phân bố ở hầu hết các khu vực như đầu, mình, cổ, cánh, bụng, thân, đuôi… Ngoài màu xanh, chúng còn có thêm màu tím ở phần cổ, nâu ở phần cánh… Thường màu sắc ở con trống sẽ tương đồng với con mái.
Mỏ của chúng khá dài, thường có hai màu trắng và đen. Đầu to, tròn và cổ dài. Mắt tròn, to có màu đen và mí dài. Lông đuôi dài. Chân cao và có màu đỏ đất khá nổi bật. Ngoại hình của loài Sáo đá xanh khá nổi bật, vì vậy mà nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi chim.

XEM THÊM: nên nuôi sáo nâu hay sáo đen
1.2. Tập tính của Sáo đá xanh
Sáo đá xanh là một loài chim khá hung dữ, chúng sẵn sàng tấn công khi phát hiện sự xuất hiện của những loài chim khác khi tiến vào địa phận của chúng. Thêm nữa, loài chim này cũng là một loài di cư, chúng sẽ di cư tới những vùng ấm áp hơn khi màu đông và trở về khu vực quen thuộc khi màu hè ấm áp tới.
Loài Sáo đá xanh có tập tính thay lông mỗi năm mỗi lần, đó là vào mùa hè và khi mùa sinh sản kết thúc. Lông tơ sau khi thay có màu sắc nổi bật hơn, nghiêng về màu trắng và sau sẽ chuyển thành màu xanh khi được một thời gian. Có một đặc điểm nổi bật, là vào màu sinh sản, thì những đốm trắng trên cơ thể của chúng thường sẽ giảm dần, đó là cách chúng cho rụng bớt lông màu trắng trên cơ thể. Chúng cũng thích di chuyển dưới mặt đất để tìm kiếm thêm thức ăn, chúng sẽ di chuyển bằng cách bước đi, chứ không nhảy lò cò như nhiều loài sáo khác.
1.3. Sáo đá xanh sinh sản thế nào?
Mùa sinh sản của loài Sáo đá xanh thường là bước vào đầu mùa xuân. Khi tới mùa sinh sản, thì con trống sẽ hót nhiều hơn để thu hút con mái. Sau khi kết đôi thành công, chúng sẽ cùng nhau làm tổ, tổ của chúng thường được làm trong các hốc cây hoặc cành cây cao ngoài xa. Tổ khá to, tròn và được làm bằng cành cây khô nhỏ, lá cây, rễ cây, tơ nhện.
Mỗi mùa sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 3-5 trứng. Trứng được chim bố mẹ thay nhau ấp trong khoảng 18-22 ngày. Sau khi nở chim non sẽ được chăm sóc trong khoảng 22-25 ngày tiếp theo. Lúc này chim non đã cứng cáp, lông đầy đủ và sẵn sàng để sống độc lập. Sau khoảng thời gian này, chim bố mẹ sẽ tiến hành thay lông định kỳ hằng năm để chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp theo.

NÊN ĐỌC: chim bồ chao
2. Sáo đá xanh có phải là một loài xâm lấn?
Theo báo khoahoctv cho biết: Sáo đá xanh là một loài chim xâm lấn và được đánh giá là vô cùng nguy hiểm tới môi trường sống của nhiều loài chim khác hiện nay. Theo ghi nhận, thì có rất nhiều loài chim địa phương đã bị tuyệt chủng, loại trừ khi có sự xuất hiện của loài chim này, bởi chúng rất hung dữ và cạnh tranh nơi làm tổ của loài chim khác. (Tham khảo thêm ở đây https://khoahoc.tv/3-loai-chim-xam-hai-nguy-hiem-nhat-tren-the-gioi-7771).
Bởi vì lý do này, mà hiện nay loài chim Sáo đá xanh không nhận được sự thân thiện của nhiều người, đặc biệt là người nông dân. Bởi chúng có khả năng tàn phá mùa màng cũng như loại bỏ triệt để những loại côn trùng có loại có cây trồng. Bởi vì thế, mà hiện nay một số khu vực khác trên thế giới đã có nhiều phương pháp nằm kiềm chế hoặc làm suy giảm số lượng của loài chim Sáo này.

3. Có nên nuôi chim Sáo đá xanh không?
Có nên nuôi chim Sáo đá xanh không? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không có câu trả lời đúng hay sai tuyệt đối.
Những lý do nên nuôi:
+ Âm thanh vui tai: Tiếng hót của sáo đá xanh khá hay, giúp không gian sống thêm sinh động.
+ Thuần phục dễ dàng: Nếu được nuôi từ nhỏ, một số cá thể sáo đá xanh có thể khá thân thiện và quấn chủ.
+ Giá trị thẩm mỹ: Chim có bộ lông màu sắc đẹp mắt, có thể làm cảnh rất hiệu quả.
Những lý do không nên nuôi:
+ Khó chăm sóc: Sáo đá xanh cần chế độ ăn uống đa dạng và môi trường sống phù hợp, nếu không chăm sóc tốt dễ bị bệnh tật. Việc cung cấp thức ăn, vệ sinh lồng nuôi đòi hỏi thời gian và công sức.
+ Ảnh hưởng đến môi trường: Việc nuôi sáo đá xanh cần cân nhắc nguồn gốc xuất xứ của chim. Việc bắt chim từ thiên nhiên sẽ ảnh hưởng đến quần thể chim hoang dã.
+ Tiếng hót có thể gây ồn ào: Mặc dù tiếng hót hay, nhưng đối với một số người, đặc biệt là khi nuôi nhiều con hoặc ở môi trường sống chung cư, tiếng hót có thể gây khó chịu.
+ Khó khăn trong việc huấn luyện: Không phải con sáo đá xanh nào cũng dễ huấn luyện, nhiều con có thể khá dữ và khó gần.
Trước khi quyết định nuôi chim Sáo đá xanh, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khả năng chăm sóc, điều kiện sống và trách nhiệm đối với loài vật. Nếu bạn có đủ thời gian, kiến thức và sự chuẩn bị chu đáo thì việc nuôi sáo đá xanh có thể mang lại niềm vui. Ngược lại, nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên, tốt nhất nên cân nhắc lại. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về luật pháp liên quan đến việc nuôi chim cảnh tại địa phương mình sinh sống.

NÊN ĐỌC: chim bắt cô trói cột
4. Kinh nghiệm nuôi Sáo đá xanh hiệu quả nhất
Sáo đá xanh là một trong những loài chim được ưa chuộng không chỉ vì vẻ đẹp của bộ lông mà còn vì khả năng học hỏi và bắt chước âm thanh. Để nuôi sáo đá xanh hiệu quả, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau từ chọn giống, chế độ dinh dưỡng đến môi trường sống. Dưới đây là một số kinh nghiệm quý báu giúp bạn nuôi sáo đá xanh thành công.
4.1. Chọn giống
Khi chọn sáo đá xanh, hãy chọn những con có bộ lông bóng mượt, mắt sáng, và hoạt bát. Tránh những con có dấu hiệu bệnh tật như lông xơ xác hay mệt mỏi. Tìm hiểu và lựa chọn các cửa hàng hoặc trại giống có tiếng tăm để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của chim.
4.2. Môi trường sống
Lựa chọn lồng nuôi cho sáo đá xanh cần rộng rãi và thoáng đãng. Chất liệu chuồng tốt nhất là lưới thép để tránh sự tấn công của các loài thú ăn thịt và cũng giúp luồng gió lưu thông tốt hơn. Sáo đá xanh rất thích khám phá và vận động. Bạn nên trang trí thêm các đồ chơi như cầu rung, đu quay hay dây leo để kích thích sự vận động của chúng.

4.3. Thức ăn cho Sáo đá xanh
Sáo đá xanh có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Chế độ ăn chính bao gồm hạt ngũ cốc, trái cây tươi (như táo, chuối) và rau xanh (như cải bẹ xanh). Thỉnh thoảng bạn có thể cho chúng ăn sâu, dế hoặc cào cào để bổ sung protein giúp chim phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, thức ăn chính của chúng vẫn là cám tổng hợp.
Thêm vào đó bạn cần đảm bảo luôn có nước sạch để sáo uống hàng ngày. Thay nước thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
4.4. Huấn luyện
Sáo đá xanh nổi tiếng với khả năng bắt chước âm thanh. Bạn có thể huấn luyện chúng bằng cách phát các đoạn âm thanh mà bạn muốn chúng bắt chước thường xuyên. Việc dạy sáo đá xanh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy kiên nhẫn và dành thời gian cho việc này. Nếu chúng không học ngay, đừng vội nản lòng.
4.5. Chăm sóc sức khỏe
Đưa sáo đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các phòng khám thú y chuyên về chim cảnh. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường sống, đồng thời giúp sáo luôn khỏe mạnh. Sáo đá xanh là loài chim nhút nhát. Bạn cần tạo ra một môi trường yên tĩnh và an toàn để chúng cảm thấy thoải mái. Dành thời gian giao tiếp với sáo đá xanh mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp chúng thân thiện hơn mà còn tạo ra mối liên kết tốt hơn giữa bạn và chúng.
Nuôi sáo đá xanh không chỉ mang lại niềm vui mà còn là trải nghiệm thú vị khi bạn thấy chúng phát triển và học hỏi từng ngày. Bằng cách áp dụng những kinh nghiệm trên, hy vọng bạn sẽ có thể nuôi sáo đá xanh một cách hiệu quả và đạt được thành công trong việc chăm sóc loài chim này.

5. Sáo đá xanh giá bao nhiêu?
Giá Sáo đá xanh hiện nay dao động từ khoảng 200.000 – 4.000.000 vnđ/con tùy thuộc vào chất lượng của chim. Chim non và chim bổi mới bắt được có giá rẻ nhất, từ 200.000 – 300.000 vnđ/con. Còn chim đã ăn cám tốt, thì giá cao hơn từ 300.000 – 500.000 vnđ/con. Còn những con đã thuần, đẹp, hót nhiều có giá khá cao, dao động từ khoảng 1.000.000 – 4.000.000 vnđ/con.
Vì giá thành của loài chim này khá cao, vì vậy khi có nhu cầu nuôi loài chim này và muốn mua chúng, thì bạn cần cân nhắc và quan sát kỹ khi mua chim. Tránh tình trạng mua phải chim giá cao nhưng chất lượng chim không tốt nhé.
6. Tạm kết
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của Hội Chim Trời đã giúp bạn có thêm nhiều cái nhìn chi tiết về loài Sáo đá xanh nổi bật này nhé. Nếu bạn là một người yêu thích chim cảnh và có nhiều hiểu biết về loài chim này, có thể đóng góp cho bài viết này qua phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn!!!