Parrotlet được biết đến là một trong những loài vẹt có kích thước nhỏ nhưng rất thông minh và có khả năng bắt chước âm thanh xung quanh rất tốt. Thêm nữa loài vẹt này cũng khá trầm tính, không quá ồn ào như nhiều loài vẹt khác, vì thế rất phù hợp với những người nhẹ nhàng, đặc biệt là những bạn nữ yêu chim cảnh. Và trong bài viết này HoiChimTroi.com sẽ giúp bạn biết rõ hơn về giá vẹt Parrotlet bao nhiêu, biết nói không, nuôi thế nào và mua ở đâu uy tín nhất.
1. Nguồn gốc và ngoại hình của vẹt Parrotlet
Vẹt Parrotlet có tên tiếng Anh là Pacific Parrotlet, chúng là một loài vẹt nhiệt đới nên nguồn gốc của chúng xuất phát từ những cánh rừng rậm ở Mexico, South America, Bresil, Equateur, Perou hay Islands…
Giống Parrotlet có kích thước khá nhỏ, nhưng ngoại hình vô cùng nổi bật, vì vậy mà loài vẹt này nhận được sự yêu thích của rất nhiều người yêu chim trên thế giới cũng như Việt Nam. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loài vẹt này, dưới đây là một vài đặc điểm ngoại hình của loài vẹt Parrotlet:
+ Khi trưởng thành, vẹt Parrotlet có thể đạt kích thước từ 8 – 10cm và nặng từ 20 – 30g, phần lông đuôi của chúng ngắn và khi nhìn vào sẽ khá cụt ngủn.
+ Loài vẹt này có nhiều màu sắc chủ đạo và kết hợp lại với nhau tạo ra nhiều mảng màu nổi bật như: Xanh lá cây, xanh nước biển, xanh lục, vàng, nâu nhạt… Thông thường thì ở phần lưng và bụng, cánh sẽ có từ 2 – 3 màu sắc hòa trộn với nhau khiến chúng trở nên đẹp hon.
+ Chúng có cái đầu to, cái mỏ nhỏ ngắn màu đỏ nhạt, đôi mắt to tròn màu đen và đôi chân có màu hồng nhạt, không có lông mọc dài xuống dưới bàn chân như nhiều loài vẹt khác.
Ở loài Parrotlet, con mái và con trống không có quá nhiều đặc điểm phân biệt nổi bật nhất. Tuy nhiên, cũng có một vài đặc điểm nhận biết giúp bạn có thể phân biệt được giới tính của loài vẹt này. Cụ thể:
+ Ở con trống thì thường ở phần lông đuôi sẽ có màu nổi bật và phần dưới cánh sẽ có màu xanh rất sáng, nổi bật.
+ Còn ở con mái sẽ có kích thước và ngoại hình giống với con trống, chỉ có một đặc điểm khác là ở phần cánh con mái sẽ có một vệt xanh dương rất nổi.
Để có thể phân biệt giới tính của loài vẹt Parrotlet thì cần phải đợi khi chúng được khoảng từ 2 – 3 tháng, bởi lúc này lông của chúng đã mọc đầy đủ, kể cả màu sắc lẫn số lượng lông. Tuy nhiên, đối với những người có kinh nghiệm trong quá trình nuôi chim, thì khi vẹt được 2 – 3 tháng thì cũng có thể đã phân biệt được giới tình của chúng tôi.

XEM THÊM: vẹt ngực hồng non
2. Tập tính và hành vi của vẹt Parrotlet
Vẹt Parrotlet là một loài khá trầm tính nhưng lại có cái tính tò mò, hài hước và vui tươi. Thế nhưng loài này vẹt vô cùng thông minh và có khả năng bắt chước những tiếng động xung quanh vô cùng hiệu quả và lém lỉnh. Đặc biệt là trong môi trường nuôi dưỡng thì loài này rất quấn chủ và thích được vuốt ve mỗi ngày.
Còn trong môi trường tự nhiên, loài Parrotlet khá nhút nhát và thường tìm cách bay thật nhanh về tổ để lẩn tránh khi cảm thấy nguy hiểm xuất hiện. Thế nhưng vào mùa sinh sản, thì chúng khá hung dữ, máu chiến để bảo vệ tổ và trứng củ mình. Bởi vì vậy, nếu bạn nuôi loài vẹt này với số lượng lớn, thì nên phân chia môi trường sống tách biệt, đặc biệt là khi chúng sinh sản để tránh tình trạng chúng tấn công nhau để bảo vệ lãnh thổ của mình nhé.

XEM THÊM: chim bay vào nhà đánh con gì
3. Vẹt Parrotlet sinh sản như thế nào?
Mùa sinh sản của loài vẹt Parrotlet bắt đầu từ đầu mùa hè, khi mà nhiệt độ, độ ẩm không khí cao giúp trứng của chúng nhanh nở và lượng thức ăn cũng dồi dào hơn. Loài này thường sẽ kết đôi với nhau trong thời gian dài và đến mùa sinh sản cả con trống lẫn con mái cùng nhau làm tổ, tổ sẽ được làm trong các hốc cây, hốc đá, cành cây cao hoặc tìm những tổ cũ của loài chim khác để đẻ trứng.
Mỗi mùa sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 4 – 6 trứng, trứng sẽ được con mái ấp trong khoảng 18 – 20 ngày. Sau khi nở, vẹt non sẽ được bố mẹ chăm sóc trong khoảng 2 – 3 tháng, thời điểm này vẹt non đã mọc đầy đủ lông, màu sắc… và chúng đã có thể tự bay đi tìm kiếm thức ăn và hòa nhập vào đàn. Sau khi được 1 năm, thì loài vẹt này đã có thể bước vào giai đoạn sinh sản lần đầu.

NÊN ĐỌC: vẹt ringneck
4. Giá vẹt Parrotlet bao nhiêu?
Hiện nay, ở Việt Nam số lượng loài vẹt Parrotlet chưa thực sự phổ biến, vì quá trình nuôi sinh sản, nhân giống trong nước vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Do đó, đa số chúng thường được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, chủ yếu từ Thái Lan hoặc các nước châu Âu. Bởi vì quá trình nhập khẩu trực tiếp, nên giá thành của loài vẹt này hiện nay khá cao. Cụ thể:
+ Giá vẹt Parrotlet con có độ tuổi từ 2 – 3 tuần dao động từ khoảng 3.000.000 – 3.500.000 vnđ/con
+ Giá vẹt Parrotlet trưởng thành giá cao hơn, từ 5.000.000 – 7.000.000 vnđ/con.
Giá thành của chúng cũng phụ thuộc nhiều vào màu sắc, sức khỏe, độ lanh lợi, không bị dị tật… vì vậy khi tìm mua vẹt, bạn cần chú ý, quan sát kỹ càng để có thể chọn được một chú vẹt tốt và phù hợp với mức giá nhé.

NÊN XEM: vẹt sun conure
5. Vẹt Parrotlet có biết nói không?
Vẹt Parrotlet được đánh giá là một loài vẹt có khả năng nói chuyện và ghi nhớ rất hiệu quả. Khi trưởng thành, chúng có thể nhớ được hơn 100 từ nếu được huấn luyện bài bản và chuẩn chỉ. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng bắt chước được những tiếng động xung quanh mình như tiếng tivi, xe máy, điện thoại…
Bởi vì thế, với thắc mắc vẹt Parrotlet nói được không thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên bạn cần phải huấn luyện cho chuẩn nhất nhé. Khi nuôi, bạn cần dành thời gian sáng và tối để trò chuyện với chúng, để chúng có thể ghi nhớ được và phát âm được nhé. Ban đầu nên tập cho chúng nói những từ đơn giản, như chào hỏi, gọi tên, hát hò… trong thời gian dài, chúng sẽ nhớ được nhiều từ hơn.

6. Cách nuôi vẹt Parrotlet hiệu quả nhất
Dưới đây, Hội Chim Trời sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm, cách nuôi vẹt Parrotlet hiệu quả nhất và rất phù hợp với các bạn nhé. Hãy cùng tham khảo ngay nhé:
6.1. Chọn vẹt
Vì là một loài vẹt nhập khẩu, nên giá thành của chúng khá cao. Do đó, dựa vào kinh tế của bạn mà nên chọn mua vẹt non hay vẹt trưởng thành nhé. Nhưng nên lưu ý là nếu như bạn nên nuôi vẹt non thì cần phải có nhiều thời gian để chăm sóc mỗi ngày. Còn nuôi vẹt trưởng thành thì thời gian bỏ qua không quá nhiều như nuôi vẹt non. Khi chọn vẹt nên chọn mua ở những nơi uy tín, chọn những chú khỏe mạnh, lanh lợi, màu sắc nổi bật và không bị dị tật chân hay cánh nhé.

6.2. Lồng nuôi
Parrotlet là một loài vẹt nhỏ, kích thước khi trưởng thành chỉ hơn 10cm nên kích thước lồng không cần quá lớn. Do đó, kích thước lồng có thể từ 30 – 30cm là được, nên chọn lồng bằng kim loại để đảm bảo an toàn nhé. Khi nuôi cần trang bị đầy đủ thiết bị như máng ăn, máng nước, que đậu, đồ chơi, máng chắn phân, áo trùm lồng… Nếu bạn nuôi vẹt non thì nên bỏ thêm áo quần cũ vào lồng để giữ ấm cho chúng. Còn vẹt trưởng thành khi mới về, thì nên bọc áo trùm lồng để giúp chúng không quá nhát nhé.
NÊN XEM: vẹt đỏ đuôi dài
6.3. Vẹt Parrotlet ăn gì?
Thức ăn chính của vẹt Parrotlet thường là hạt ngũ cốc tổng hợp (lúa mì, ngô, hạt kê, hạt lãng, dưa, bầu, bí, hạt lanh, đậu…), cám chim chúng cũng có thể ăn, thêm thức ăn tươi như cà rốt, bắp cải, bí đỏ, đậu nành…
Trong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần phải cung cấp cho loài vẹt này các loại vitamin, khoáng chất nhằm giúp chúng phát triển ổn định nhất. Cụ thể:
+ Vitamin C trong các loại trái cây chín như chuối, táo, bạc hà, dâu tây, cam, quýt. Vitamin C giúp vẹt tăng khả năng miễn dịch hiệu quả, tránh mắc phải một số bệnh lý thông thường.
+ Vitamin B thường có trong các loại hạt kê, khoai tây, sữa chua, trứng. Giúp chúng phòng ngừa các bệnh về mắt, lông và da.
+ Magie thường có trong củ cải đỏ, bông cải xanh, rau chân vịt, chanh rừng và ít muối ăn. Giúp giảm bớt chứng căng thẳng và áp lực gây ra cho chúng.
+ Canxi có trong rau xanh đậm, cam, sữa chua, óc chó, rau mui… Giúp xương của chúng chắc khỏe hơn.
+ Kali có trong chanh, chuối tiêu, cần tây, nho, bột quế. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bạn nên ép nước từ các loại rau, củ quả tươi để bổ sung hằng ngày cho chúng nhé. Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn, thì bạn cần chăm sóc chúng hiệu quả nhất nhé. Cho chúng tắm mát từ 2 – 3 lần trong tuần, tắm nắng hằng ngày và dọn dẹp vệ sinh lồng định kỳ nhé. Tốt nhất, nên cho vẹt tiêm phòng định kỳ giúp chúng chống lại một số bệnh lý nguy hiểm.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây của Hội Chim Trời đã giúp các bạn biết rõ được giá vẹt Parrotlet bao nhiêu, ăn gì, nói được không và cách nuôi như thế nào hiệu quả nhất nhé. Tuy nhiên, vì là một loài vẹt có giá khá cao, nên bạn nên cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn nuôi loài vẹt này nhé. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.