Thứ Tư, Tháng 6 18, 2025

Vẹt Monk giá bao nhiêu? Nói được không? Nuôi như thế nào?

Vẹt Monk được đánh giá là một trong những loài vẹt sang chảnh về cả ngoại hình lẫn cả tập tính hành vi của chúng. Nếu bạn quan tâm tới loài vẹt này và muốn biết rõ về vẹt Monk giá bao nhiêu, chúng có biết nói không, cách nuôi như thế nào hiệu quả nhất. Thì bài viết sau đây của HoiChimTroi.com sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết và chính xác nhất.

1. Giới thiệu về vẹt Monk

Vẹt Monk hay còn được gọi với tên khác là vẹt thầy tu hay vẹt thầy tu đuôi dài, chúng có tên khoa học là Myiopsitta monachus, thuộc họ Psittacidae. Loài vẹt này có nguồn gốc chủ yếu từ các vùng ôn đới đến các khu vực cận nhiệt đới ở vùng Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Peru… ngoài ra chúng cũng được tìm thấy nhiều ở các nước thuộc Bắc Mỹ hoặc châu Âu.

Là một loài vẹt sang chảnh với ngoại hình nổi bật và vô cùng thông minh, bởi vì thế mà loài vẹt Monk nhận được sự yêu thích và săn lùng để nuôi làm cảnh trên toàn thế giới. Vì thế mà ở Việt Nam số lượng loài này cũng khá nhiều và chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, chứ quá trình nhân giống sinh sản chưa thực sự phổ biến.

Hiện nay, các giống Monk phổ biến nhất trên thế giới bao gồm: Vẹt Monk blue, vẹt Monk vàng, vẹt Monk green, vẹt Monk parakeet.

Giới thiệu về vẹt Monk

Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về loài vẹt Monk thông qua các yếu tố như: Đặc điểm ngoại hình, tập tính hành vi, sinh sản, tuổi thọ… Cụ thể:

ĐỌC THÊM: chim bay vào nhà đánh con gì

1.1. Ngoại hình của vẹt Monk

Vẹt Monk là một loài vẹt vô cùng sang chảnh và nổi bật. Tuy nhiên loài vẹt này có kích thước khá nhỏ nhắn và đáng yêu.

+ Khi trưởng thành, loài vẹt này thường đạt kích thước từ 38 – 40cm và lông đuôi của chúng khá dài, có thể đạt từ 20 – 30cm so với kích thước cơ thể của chúng.

+ Dù chúng được đánh giá là một trong những loài vẹt sang chảnh nhất, tuy nhiên thì màu sắc của chúng cũng khá đơn giản, thường có màu xanh nước biển, xanh lá cây, màu vàng, nâu và pha điểm thêm nhiều màu sắc khác như trắng, trắng nhạt, nâu, xám… Thông thường, màu sắc của chúng thường được kết hợp là hai màu, toàn thân màu trên lưng, đầu, hậu môn, đuôi thường có một màu. Còn màu lông ở cổ bụng thường có màu xám, trắng nhạt hoặc vàng nhạt.

+ Đầu và cổ của loài vẹt này khá to; Mắt màu đen tròn, khá to; Mỏ nhỏ, không quá quặp và thường có màu đỏ nhạt cả ở trên mỏ dưới và mỏ trên.

+ Chân của chúng khá nhỏ, ngắn và thường có màu nâu xám, có lông mọc xuống đến gần cổ chân.

Nói chung, tuy loài Monk không có quá nhiều màu sắc nổi bật, tuy nhiên chúng lại nhận được sự yêu thích của những người có kinh nghiệm nuôi chim cảnh trên toàn thế giới hiện nay.

Ngoại hình của vẹt Monk

XEM THÊM: vẹt hồng kông

1.2. Tập tính và hành vi

Vẹt Monk là một loài khá hài hòa và thân thiện, vì vậy mà ngoài tự nhiên loài này sống theo bầy đàn với số lượng lớn rất đoàn kết và khăng khít với nhau. Thêm nữa, chúng cũng là loài vẹt rất chung thủy, chúng cũng thường sẽ bắt cặp và sống với nhau trong thời gian còn lại. Chúng cũng có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, dù là ngoài tự nhiên hay cả trong môi trường nuôi dưỡng.

Tính cách của loài Monk khá nhút nhát, vì vậy chúng thường sẽ bay tán loạn khắp hướng khi cảm thấy nguy hiểm hay cảm nhận được sự xuất hiện của các loài chim săn mồi. Vì thế, khi cảm thấy nguy hiểm chúng sẽ tìm cách bay thật nhanh và trốn vào các hốc đá, hốc cây để trốn, đến khi cảm thấy an toàn thì mới bay ra ngoài.

1.3. Vẹt Monk sinh sản thế nào?

Monk được đánh giá là loài vẹt có khả năng xây tổ hiện đại nhất trong số các loài vẹt hiện nay. Thông thường các loài vẹt khác sẽ lựa chọn các hang hốc cũ trên vách đá hay cây lớn để làm tổ, thì loài Monk lại tự mình xây tổ bằng lá cây, rễ cây, cành cây khô, tơ nhện…

Mùa sinh sản của loài vẹt Monk thường diễn ra vào đầu mùa hè, khi mà nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường tăng cao, giúp trứng có tỷ lệ cao nở hơn và lượng thức ăn dồi dào hơn cho cả vẹt bố mẹ và vẹt con. Mỗi mùa sinh sản, vẹt mái sẽ đẻ từ 2 – 4 trứng, trứng khá nhỏ và có màu nâu nhạt. Sau khi đẻ, vẹt mái sẽ ấp trứng trong khoảng 22 – 26 ngày, trong thời gian này, vẹt trống sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn và bảo vệ tổ. Sau khi vẹt non nở, chúng sẽ được vẹt bố mẹ chăm sóc trong khoảng 50 – 56 ngày. Thời điểm này vẹt non đã trưởng thành, mọc đầy đủ lông và có thể bay đi tìm kiếm thức ăn và hòa nhập vào đàn.

Ngoài tự nhiên, vẹt Monk sẽ bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản đầu tiên khi được khoảng 2 năm. Và trong tự nhiên chúng có thể sống được khoảng từ 20 – 30 năm nếu điều kiện thuận lợi, thức ăn dồi dào. Và trong môi trường nuôi dưỡng, nếu được chăm sóc tốt thì chúng có thể sống được lên tới 40 năm.

Vẹt Monk sinh sản thế nào?

NÊN ĐỌC: vẹt má vàng

2. Vẹt Monk ăn gì?

Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của vẹt Monk là các loại hạt như: hạt ngô, thóc, hướng dương, đậu, hạnh nhân, óc chó… các loại trái cây chín mọng như: Thanh long, xoài, sung, ổi, cam, quýt… ngoài ra chúng còn ăn thêm các loại lá, đọt cây non, rau xanh… Đến mùa sinh sản, chúng cũng bổ sung thêm các loại côn trùng tươi nhằm cung cấp thêm khoáng chất và vitamin cho cơ thể và bộ lông của mình.

Còn trong môi trường nuôi nhốt, thì thức ăn chính của chúng cũng có thể là các loại hạt tổng hợp dành cho vẹt. Và kết hợp với các loại trái cây chín, rau xanh… Thêm nữa, bạn cũng cung cấp thêm cho chúng nước ép từ các loại trái cây chín giúp cho quá trình phát triển của vẹt Monk đạt hiệu quả cao nhất nhé.

3. Vẹt Monk giá bao nhiêu?

Bởi vì là một loài vẹt chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, thế nên giá thành của vẹt Monk thường ở mức khá cao. Bởi vì thế mà chúng không được nuôi quá phổ biến ở nước ta. Và nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua một chú Monk, thì có thể tham khảo qua mức giá mà chúng tôi chia sẻ sau đây:

+ Vẹt Monk được nhập khẩu trực tiếp từ các nước Nam Mỹ, Châu Âu… có giấy tờ đầy đủ, được tiêm phòng đầy đủ và được bày bán tại các cửa hàng uy tín thì giá có thể dao động từ 8.000.000 – 10.000.000 vnđ/con. Với mức giá này thì bạn sẽ nhận được một chú vẹt có ngoại hình nổi bật, hiếm, lanh lợi và có khả năng nói chuyện khá lưu loát.

+ Vẹt Monk được bán qua tay từ những người chơi chim thì giá thành khá rẻ hơn, dao động từ 5.000.000 – 7.000.000 vnđ/con.

+ Những chú vẹt Monk đột biến, màu sắc khác biệt so với những con khác từ màu sắc, màu mắt, màu chân… thì giá thành có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

Bởi giá thành của loài Monk khá cao, bởi vì thế mà khi có nhu cầu tìm mua một chú, thì bạn nên tìm hiểu rõ, lựa chọn những địa chỉ bán chim uy tín để nhận được những chú chim chất lượng đảm bảo quá trình nuôi thuận lợi nhất.

Vẹt Monk giá bao nhiêu?

ĐỌC THÊM: vẹt ngực hồng non

4. Vẹt Monk nói được không?

Vẹt Monk được đánh giá là một trong những loài vẹt có kích thước nhỏ sở hữu khả năng nói chuyện vô cùng thuần thục vào lưu loát. Bởi vì thế mà những người yêu chim thì họ đánh giá rất cao loài Monk trong khả năng huấn luyện và dạy chúng nói chuyện. Dù có kích thước nhỏ, thế nhưng loài vẹt này có khả năng ghi nhớ vô cùng tốt, đặc biệt là những câu chào hỏi, hát, nhại giọng xung quanh như tiếng điện thoại, tivi…

Tuy nhiên, chúng khá nhút nhát. Vì thế, nếu bạn nuôi chúng trong một môi trường ít người thì chúng nói rất nhiều và có khả năng nói cả ngày. Còn môi trường nhiều người, thường xuyên có người qua lại thì chúng lại nói ít và khá khép nhép. Bởi vì thế, nếu bạn sống một mình và thích không gian yên tĩnh, thì loài Monk không dành cho bạn.

Bởi vì thế, với thắc mắc vẹt Monk nói được không, thì câu trả lời là CÓ và chúng có khả năng nói chuyện rất rất tốt, nói rất trôi chảy và lưu loát. Tuy nhiên, để chúng nói chuyện tốt, thì bạn cần dành ra nhiều thời gian để huấn luyện chúng. Mỗi ngày nên dành từ 1 – 2 giờ và buổi sáng và tối để tập nói cho chúng. Đầu tiên thì nên dạy chúng những từ gọi tên đơn giản, sau khi chúng ghi nhớ được thì dạy chúng những từ dày hơn nhé.

Vẹt Monk nói được không?

NÊN ĐỌC: vẹt ringneck

5. Nuôi loài vẹt Monk như thế nào hiệu quả?

Với những chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm nuôi vẹt Monk sau đây ít nhiều sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định, từ đó giúp quá trình chăm sóc, huấn luyện vẹt đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể:

5.1. Chọn vẹt

Như chúng tôi đã chia sẻ, thì loài vẹt Monk ở nước ta hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, vì thế mà giá thành của chúng khá cao, cao hơn rất nhiều so với các loại vẹt phổ biến hiện nay. Vì vậy, khi có nhu cầu tìm mua, bạn nên chọn những cửa hàng chim cảnh nổi tiếng, uy tín hoặc những trại chim đảm bảo. Như vậy mới giúp bạn dễ chọn được những chú vẹt tốt, đẹp, ngoại hình nổi bật, sức khỏe tốt, sức đề kháng cao và không bị dị tật. Thêm nữa, họ cũng có chính sách bảo hành tối ưu, giúp bạn yêu tâm hơn khi mua vẹt.

Nuôi loài vẹt Monk như thế nào hiệu quả?

5.2. Lồng nuôi

Monk là một loài vẹt nhỏ, vì vậy kích thước lồng nuôi cũng không cần quá lớn. Bạn nên chọn lồng làm bằng kim loại không gì vừa an toàn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Kích thước lồng nên chọn từ 40 – 50cm là phù hợp, có thể tạo ra không gian thoải mái cho chúng bay nhảy mà không lo bị gãy không đuôi. Trong lồng cần trang bị đầy đủ vật dụng như que đậu, đồ chơi, máng nước, máng thức ăn, chắn phân và áo trùm lông.

5.3. Dinh dưỡng

Thức ăn chính của loài vẹt Monk trong môi trường nuôi nhốt là các loại hạt tổng hợp dành cho vẹt. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm cho chúng các loại hạt khác như hạnh nhân, óc chó, đậu… các loại rau xanh, trái cây chín… Đặc biệt, đó là bạn nên cung cấp thêm cho chúng các loại nước ép như ổi, cam, quýt, cóc song song với nước sạch nhé. Dinh dưỡng rất quan trọng, nên trong quá trình nuôi bạn nên cung cấp đủ và đầy dưỡng chất nhé.

Nuôi loài vẹt Monk như thế nào hiệu quả?

5.4. Chăm sóc

Monk Là một loài vẹt nhập khẩu, nên thời gian đầu mới về, bạn nên sử dụng áo trùm lồng để giúp chúng quen dần với môi trường sống mới. Lâu dần, bạn nên vén dần dần áo trùm lồng ra, để chúng tập làm quen với con người, cảnh quanh xung quanh.

Khi vẹt đã quen với môi trường sống mới, ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống thì bạn nên dành thời gian dọn dẹp lồng nuôi định kỳ, loại bỏ phân trong chuồng, chùi lồng để tránh vi khuẩn hình thành và gây bệnh cho vẹt.

Đặc biệt là loài vẹt này rất thích tắm mát, do đó bạn nên cho chúng tắm khoảng 3 – 4 lần vào mùa hè và khi vào mùa đông thì nên tắm lúc nào có nắng. Còn tắm nắng, thì có thể cho chúng tắm hằng ngày, mỗi ngày từ 10 – 15 phút vào khoảng 8 – 9h giờ sáng là hiệu quả nhất.

Thêm vào đó, là một loài vẹt có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, bởi vì thế mà khả năng miễn dịch của chúng cũng rất tốt. Vì thế mà trong quá trình nuôi dưỡng ít khi gặp phải các vấn đề xấu về sức khỏe. Tuy nhiên, để vẹt phát triển tốt, không bị bệnh thì quá trình chăm sóc của chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

THAM KHẢO THÊM: vẹt sun conure

6. Lời kết

Hy vọng, với những chia sẻ của Hội Chim Trời trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vẹt Monk giá bao nhiêu, có biết nói không, nuôi như thế nào đảm bảo nhất nhé. Tuy nhiên, vì là một loài vẹt nhập khẩu nên giá thành của loài Monk khá cao, do đó bạn nên cân nhắc về tài chính, thời gian và kinh nghiệm của mình khi lựa chọn nuôi loài vẹt này nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và đừng quên ghé thăm hoichimtroi.com thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thế giới loài chim một cách sớm nhất và chính xác nhất nhé.

Hội Chim Trời
Hội Chim Trờihttps://hoichimtroi.com
Nếu bạn là một người yêu thích chim trời, chim cảnh thì những chia sẻ của Hội Chim Trời sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và chính xác nhất về: Loài, giống, nguồn gốc, nơi ở, sinh sản, cách nuôi, thuần... chuẩn nhất nhé.

ĐỌC THÊM

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI